Làm Gì Có Ai Thực Lòng Muốn Chết
Cố giáo sư Lim Sewon là giáo sư tại Đại học Y khoa Sungkyunkwan và là bác sĩ tâm thần tại bệnh viện Kang Buk Samsung. Công việc của giáo sư Lim Sewon là tìm lại hạnh phúc cho những người đang đánh mất chúng, người ta gọi đó là công việc “điều trị bệnh trầm cảm”.
Trầm cảm – căn bệnh quái ác ăn mòn nụ cười, làm mất đi năng lượng và hơn tất cả đánh mất đi hy vọng. Căn bệnh này chẳng bỏ qua bất cứ ai, kể cả khi đó là một bác sĩ hơn mười năm tích lũy kinh nghiệm lâm sàng, lắng nghe những câu chuyện của bệnh nhân và giúp họ “tìm lại hy vọng” để nguôi ngoai nỗi đau trong tâm hồn.
Ngôn từ giản dị nhưng sâu sắc, ẩn chứa nhiều thông điệp tích cực và chữa lành cho bất cứ ai đọc cuốn sách này, hy vọng vào tương lai để có thể được hạnh phúc. Khi đặt bút viết cuốn sách này, tác giả muốn giúp nhiều người hơn, kể cả chính ông, những người đang phải vật lộn với nỗi đau khổ, để học có thể tìm thấy dẫu chỉ là một chút của niềm hy vọng mong manh, để có thể nắm trong tay một manh mối nhỏ của hạnh phúc.
Cuốn sách này có thể giúp đỡ dù chỉ là một phần nhỏ bé cho những ai đang rơi vào tuyệt vọng, hay những người thân trong gia đình họ, trên hết là tất cả những người muốn lấp đầy từng khoảnh khắc của cuộc đời mình bằng niềm hạnh phúc.
——
MỘT TRÍCH ĐOẠN TRONG SÁCH:
“Bác sĩ không hiểu bệnh này đâu…”
Các bệnh nhân thường nói với tôi như vậy. Và tôi rất ghét phải nghe câu nói ấy.
Đặc biệt là trong những năm đầu khi vừa nhận được bằng cấp về chuyên môn, tôi đã gần như nổi giận khi nghe thấy điều đó. Tôi, học đại học Y sáu năm, thực tập một năm, nội trú bốn năm, và có cả bằng cấp chuyên môn được Nhà nước công nhận là thành thạo trong lĩnh vực này, mà lại còn không hiểu về chuyên ngành của mình – bệnh trầm cảm – vậy thì rốt cuộc ai mới là người hiểu rõ về căn bệnh này đây?
Tuy nhiên, một năm, hai năm, khi kinh nghiệm lâm sàng dần dần tích lũy lại, tôi nhận ra rằng những lời nói này của các bệnh nhân chỉ là cách họ thể hiện sự bất mãn của mình đối với phương pháp điều trị hiện tại. Và rồi tôi đã nói với các bệnh nhân như thế này:
“Bác sĩ điều trị ung thư không nhất thiết phải mắc bệnh ung thư mới có thể hiểu rõ về nó và điều trị tốt cho bệnh nhân ung thư. Bệnh trầm cảm cũng vậy. Tuyệt đối không phải chỉ những người mắc bệnh này mới hiểu và có thể chữa trị được nó.”
Nhưng phải hơn mười năm sau khi trở thành bác sĩ chuyên khoa, tôi mới biết mình đã sai và các bệnh nhân đã đúng. Không phải vì tôi đã gặp nhiều bệnh nhân và tích lũy được những kinh nghiệm lâm sàng, mà chỉ khi chính bản thân tôi tự trải qua những tháng ngày dài đau đớn vì bệnh trầm cảm, tôi mới hiểu.
Là một bác sĩ, hơn ai hết, tôi hiểu rõ trầm cảm là bệnh gì, phải điều trị ra sao. Nhưng tôi lại không biết các bệnh nhân đã thực sự trải qua căn bệnh này như thế nào.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.